Huyện Mê Linh

Huyện Mê Linh quyết tâm xây dựng quê hương Hai Bà Trưng giàu đẹp, vững mạnh - Truyền thống văn hóa

14:28 - 19/01/2022

Mê Linh là huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội. Huyện có diện tích tự nhiên 14.246 ha, dân số xấp xỉ 226.800 người, có 16 xã và 2 thị trấn. Huyện đang trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị...

Mê Linh là huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội. Huyện có diện tích tự nhiên 14.246 ha, dân số xấp xỉ 226.800 người, có 16 xã và 2 thị trấn. Huyện đang trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh. Mê Linh cũng là huyện đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chung quy hoạch đô thị Mê Linh đến năm 2020 (tại Quyết định số 208/2004/QĐ-TTg ngày 13/12/2004). Đây là điều kiện cơ bản để huyện Mê Linh phát triển kinh tế - xã hội.

Mê Linh là huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội. Huyện có diện tích tự nhiên 14.246 ha, dân số xấp xỉ 226.800 người, có 16 xã và 2 thị trấn. Huyện đang trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh. Mê Linh cũng là huyện đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chung quy hoạch đô thị Mê Linh đến năm 2020 (tại Quyết định số 208/2004/QĐ-TTg ngày 13/12/2004). Đây là điều kiện cơ bản để huyện Mê Linh phát triển kinh tế - xã hội.

Theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội được Thủ Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011: Đối với huyện Mê Linh: Khu vực đô thị và công nghiệp cơ bản được giữ nguyên theo Quy hoạch cũ, diện tích có phần thu hẹp hơn; Phần còn lại là khu vực nông nghiệp nông thôn kỹ thuật cao và du lịch sinh thái, vành đai xanh.

Trong những năm quaĐảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong huyện đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm tăng 8,4%, trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 8,7%/năm, dịch vụ tăng trên 16,2%/năm, nông nghiệp tăng 1,6%/năm. Cơ cấu các ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp - xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ. Công tác xây dựng cơ bản được quan tâm đầu tư, nhiều công trình quan trọng được xây dựng và đưa vào sử dụng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đặc biệt là các công trình dân sinh bức xúc. Thu ngân sách tăng cao (bình quân tăng 33,8%/năm); cơ bản đáp ứng chi ngân sách; huyện thực hiện chi ngân sách tiết kiệm, ưu tiên chi đầu tư phát triển, có trọng tâm, trọng điểm, đúng chương trình mục tiêu.

Công tác quy hoạch luôn được huyện coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần tập trung chỉ đạo. Đã hoàn thiện các đồ án quy hoạch phát triển của huyện; trình và được thành phố phê duyệt quy hoạch xây dựng thị trấn Kim Hoa, quy hoạch phân khu đô thị GN(C). Lập, thẩm định, phê duyệt 16 đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới đối với các xã trên địa bàn huyện; phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500 các dự án xây dựng trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, các công trình đô thị theo đúng quy định.

Công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng được chỉ đạo quyết liệt. Toàn huyện đang tập trung thực hiện Chỉ thị số 06-CT/HU ngày 9/02/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện. Đến nay, 86% thửa đất ở trên địa bàn huyện đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Triển khai thực hiện dồn ghép ruộng đất tại 11 xã với tổng số 16.730 hộ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn ghép ruộng đất đạt 97%, góp phần tạo ra những cánh đồng mẫu lớn, những trang trại nông nghiệp quy mô, giúp người nông dân yên tâm sản xuất. 

Về nông nghiệp được xem là một trong những ngành kinh tế chủ lực của huyện; do vậy, huyện luôn quan tâm phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững. Đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch sản xuất, quy chế quản lý xây dựng theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp tại 8 xã. Tập trung phát triển vùng sản xuất chuyên canh, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương, trọng tâm là nhãn hiệu hoa tập thể Mê Linh. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ theo mô hình kinh tế trang trại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Về xây dựng nông thôn mới: Với sự chỉ đạo quyết liệt của huyện, sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp, các ngành, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, đường làng ngõ xóm, trường học, trạm y tế được đầu tư khang trang; xây dựng nhà văn hóa đến từng thôn phục vụ sinh hoạt cộng đồng dân cư nông thôn; giao thông thủy lợi nội đồng được cứng hóa phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp tốt hơn. Đến nay, đã có 12/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 04 xã còn lại đạt và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí; ước tổng giá trị đầu tư xây dựng nông thôn mới đạt 2.486 tỷ đồng.

Lĩnh vực văn hoá – xã hội được huyện quan tâm, đầu tư. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đạt kết quả tích cực. Đã có 87% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 77,6% thôn, tổ dân phố được công nhận thôn, tổ dân phố văn hóa; 76,6% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa được quan tâm. Tăng cường quảng bá tiềm năng, xúc tiến du lịch của huyện; trong đó, ưu tiên phát triển du lịch văn hóa tâm linh với điểm nhấn là cụm di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Đồi 79 mùa Xuân, Nhà máy in Tiến Bộ và các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện. Công tác giáo dục – đào tạo được quan tâm chỉ đạo: Các trường học được đầu tư xây dựng theo hướng đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ phổ cập giáo dục được duy trì ở mức cao (cấp mầm non, Tiểu học, THCS đạt 100%; 99% học sinh hoàn thành chương trình THPT); chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện trong top 10 của Thành phố Hà Nội; xếp hạng giáo dục đại trà thứ 17/30 quận, huyện, thị xã của Thành phố Hà Nội; có 46/74 trường đạt chuẩn quốc gia (bằng 62,1%). Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao; tỷ lệ sinh con thứ 3 còn 7,6%. Thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với hơn 10.000 người có công, đối tượng chính sách; hỗ trợ xây mới, sửa chữa 563 nhà ở cho người có công, gia đình chính sách với tổng số tiền 31,9 tỷ đồng; bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 2.000 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,35%. 

Công tác cải cách hành chính được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo bước đột phá trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp thuộc huyện Mê Linh. Đã sáp nhập 8 đơn vị sự nghiệp thuộc huyện thành 4 đơn vị sự nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tích cực triển khai quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị từ huyện tới cơ sở. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với 16 lĩnh vực thủ tục hành chính (cấp huyện 10 dịch vụ công, cấp xã 6 dịch vụ công). Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm, chỉ đạo. Tỷ lệ giải quyết đơn thư của công dân cấp huyện và cấp xã đạt trên 84%. Các vụ việc phức tạp, đông người đã được xử lý kịp thời vì vậy không tạo thành các "điểm nóng". An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, an ninh nông thôn cơ bản ổn định.

Để phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 – 2020) đã thông qua 5 nhiệm vụ trọng tâm và 2 khâu đột phá:

- 5 nhiệm vụ trọng tâm: (1) Tiếp tục đổi mới, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Nâng cao năng lực, lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; năng lực quản lý, hiệu quả điều hành của chính quyền và chất lượng hoạt động của MTTQ, các đoàn thể nhân dân. (2) Huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật then chốt, hoàn thành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gắn với duy trì, thực hiện có hiệu quả trật tự và văn minh đô thị. Tăng cường quản lý đất đai, trật tự xây dựng và quản lý đô thị. (3) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục – đào tạo. Tích cực chăm lo phát triển văn hóa – xã hội, giải quyết tốt các vấn đề dân sinh bức xúc, đảm bảo an sinh xã hội. (4) Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. (5) Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

- 2 khâu đột phá: (1) Công tác cán bộ, trọng tâm là công tác đánh giá cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bố trí, điều động, luân chuyển cán bộ. (2) Tập trung tạo nguồn lực, đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và nông thôn; xây dựng nông thôn mới theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại. (3) Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp.

Các giải pháp chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá, đó là:

- Tiếp tục đổi mới công tác xây dựng Đảng; đổi mới phương pháp, phong cách lãnh đạo, chỉ đạo theo phương châm hướng về cơ sở; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên. Trọng tâm là chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Chương trình số 01-CTr/TU, Nghị quyết 15-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVI) gắn với thực hiện Chương trình số 06-CTr/HU ngày 25/01/2016 của Huyện ủy. Chỉ đạo các cấp, các ngành bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, 8 Chương trình công tác trọng tâm, 4 Nghị quyết chuyên đề của Thành ủy (khóa XVI) triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

- Tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền: Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, người đứng đầu trong bộ máy lãnh đạo, quản lý. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành; tiếp tục triển khai mạnh mẽ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tất cả các lĩnh vực. Đổi mới, nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND các cấp; chất lượng, hiệu quả công tác giám sát HĐND, các Ban, Tổ đại biểu HĐND, hoạt động tiếp xúc cử tri trước, trong và sau kỳ họp. Tăng cường công tác tiếp công dân, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong giải quyết đơn thư của công dân.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ, các đoàn thể và các tổ chức xã hội; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân: Triển khai hiệu quả việc củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy dân chủ, đại diện bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tham gia xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực hiện tốt quy chế dân chủ; phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của huyện.

- Lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh: Bám sát các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, tập trung huy động các nguồn lực, tích cực triển khai các giải pháp then chốt, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương tập trung phát triển kinh tế, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững gắn với phát triển văn hóa – xã hội, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

Với truyền thống đoàn kết, thống nhất, với phương châm “phát huy truyền thống quê hương Hai Bà Trưng anh hùng, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng huyện Mê Linh giàu đẹp, văn minh”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mê Linh quyết tâm phấn đấu, hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra./.