Hội làng Phú Mỹ - sắc xuân quê hương xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Tự Lập là một xã phía tây bắc của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, gồm có 2 thôn là Yên Bài và Phú Mỹ và được chia thành 11 khu (Từ khu 1 đến khu 4 là thuộc thôn Yên Bài, khu 5 đến khu 11 là thuộc thôn Phú Mỹ). Trên địa bàn thôn Phú Mỹ có đa dạng hình thức di tích đã được xếp hạng cùng với lễ hội truyền thống được giữ gìn, lưu truyền bởi những nét đậm đà bản sắc con người Phú Mỹ.

Hàng năm, khi tết đến xuân về, nhân dân trong làng lại nô nức trẩy hội truyền thống Đình - Đền làng Phú Mỹ vào 02 ngày ngày 09-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công ơn của hai vị Thành hoàng làng theo nghi lễ truyền thống. 

Căn cứ vào cuốn "Việt thường thị Trưng Vương công thần Bảo Vương Hải bộ chủ phụ đạo đại vương Ngọc phả" do Nguyễn Bính viết vào năm 1572 và Nguyễn Hiền sao lại năm 1737 còn lưu giữ tại đình Phú Mỹ và lời kể của các cụ trong làng, có thể tóm tắt thân thế của Thành hoàng làng như sau:

Nữ tướng Trần Nương - vị tướng tài thời Hai Bà Trưng là con gái ông Trần Công làm hương trưởng quan huyện Chu Diên. Năm 19 tuổi kết duyên với con trai ông bộ chủ họ hùng ở Bộ Hải Dương, làm quan lang huyện tể Chu Diên tên là Hùng Bảo. Năm Giáp Ngọ, vua Hán Quang Vũ sai Tô Định sang làm Thái thú Giao Châu. Tô Định vô cùng bạo ngược, tàn sát, áp bức dân lành. Bè đảng của Đinh Công Dũng đã cấu kết với giặc Hán, bắt giết Trần Công. Được tin cấp báo vợ chồng Hùng Bảo, Trần Nương keeso quân về nhưng không kịp. Thương xót cha, Trần Nương đã làm lễ an táng cho cha tại trang Thái Lai (nay là thôn Thái Lai, xã Tiến Thắng) và cho lập một cung ở đó để ngày đêm canh gác mộ phần Trần Công (Cung này bây giờ trở thành đền Thái Lai); Hùng Bảo thì đóng cung ở Tuyền Liệt (thuộc thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập ngày nay) cách đấy không xa. Thù nhà, nợ nước chất đầy hai vai, hai vợ chồng Hùng Bảo, Trần Nương đã chiêu dụ hào kiệt, anh tài được hơn 300 người. Đội thi vệ do Trần Nương chỉ huy có 42 nữ tướng tài giỏi. Từ đó, vợ chồng Hùng Bảo, Trần Nương càng nổi tiếng. Các anh hùng, tù trường trong vùng đều khâm phục.

Bấy giờ trong huyện có hai chị em Bà Trung dòng dõi Vua Hùng cũng đang chiêu tập binh mã để khởi nghĩa. Biết tin vợ chồng Hùng Bảo cùng chí hướng đã mang hịch đến chiêu dụ. Vợ chồng Trần Nương mừng lắm, bèn đêm quân lên hội binh theo Hai Bà Trưng ở Châu Phong. Hôm đó ngày 11/8 năm Canh Tý, Bà Trưng phong cho Hùng Bảo làm tiết chế tiền quân, phong cho Trần Nương làm Trưởng giáp nữ quân, tiếp tục chiêu mộ nữ binh tài giởi trong vùng, đó là ngày 20/8.

Sau hơn 10 ngày chiêu quân được hơn 1.000 nữ quân trong và ngoài làng, Trần Nương chia 2 đội nữ binh tả hữu chia nhau đi kêu gọi các vị hào kiệt quan lang, phụ đạo, các binh mã ở châu động khác về hội họp với hơn 6 vạn quân của Hai Bà Trưng ở cửa sông Hát Môn. Sau đó, Trưng Nữ làm lễ tế cáo trời đất, thánh thần rồi chia 2 đạo thủy bộ tiến đánh nghĩa quân Tô Định. Quân Tô Định thua to phải tháo chạy về nước. Nghĩa quân thừa thắng thu lại 65 thành trì trên toàn cói Nam Bang. Bà Trưng Trắc lên ngôi vua xưng là Trưng Vương; phong cho Trung Nhị là Bình Khôi công chúa, phong cho Hùng Bảo là Thiên Bảo hộ quốc đại vương, phong cho Trần Nương là Ả Nương hoàng công chức và ban thưởng cho các bậc quân thần.

Đất nước Thái Bình, Hùng Bảo xin vua cho về cung ấp. Trưng Vương ứng thuận và ban thưởng cho cho vợ chồng Hùng Bảo 300 lạng vàng, bạc. Ban cho hùng Bảo đất Toàn Liệt, ban cho Trần Nương đất Thái Lai làm thực ấp. Lúc sống thì làm cung ấp, lúc chết làm chỗ phụng thờ mãi mãi.

Trưng Vương ở ngôi được 3 năm thì nhà Đông Hán cử Mã Viện đem 20 vạn qquaan sang xâm chiếm, báo thù. Trưng Vương liền cho triệu vợ chồng Hùng Bảo về kinh để mang quân cự chiến. Ông bà mang quân thẳng đến đất Đô Dương - Cửu Chân chiến đấu với quân Hán. Ông chém liền hơn 10 tướng giặc, song quân giặc quá đông, biết khó cự được nên ông bà phá vòng vây, chém liền mấy tướng giặc nữa rồi phi ngựa về đất Chu Diên. Quân giặc đuổi theo, đến bến Tuyền Liệt, ông bà lao xuống sông tuẫn tiết.

Thương mến và cảm phục vợ chồng người tướng tài giỏi, trung liệt, Trưng Nữ Vương và các đời vua sau này đều phong mỹ tự cho ông bà Hùng Bảo - Trần Nương. Phong cho Hùng Bảo là "Uy linh hiển ứng Thiên bảo hộ quốc đại vương". Phong cho Trần Nương là "Ả Nương Hoàng công chúa đại vương linh phù chi thần". Tưởng nhớ đến công lao to lớn của vợ chồng người tướng tài bà, trung liệt, nhân dân thôn Phú Mỹ tôn làm thành hoàng làng. Thánh ông được thờ tại Đình làng còn Thánh Bà được thờ tại Đền làng. Vào các dịp lễ tết, các ngày tuần tiết đều sắm sửa lễ nghi, đèn nhang thờ phụng. Lễ hội chính được diễn ra vào ngày mùng 9, mùng 10 tháng Giêng âm lịch - nhằm ngày Khao quân mừng xuân mới của đức Thành hoàng làng.

Sáng ngày 09 tháng Giêng, tổ chức Rước Kiệu Thánh ông và theo sau là đội cờ người từ Đình làng Phú Mỹ ra Đền Phú Mỹ để rước Thánh Bà về đình và chiều ngày mùng 10 tổ chức rước trở về Đền.

Trong các ngày diễn ra lễ hội, tại sân Đền Phú Mỹ diễn ra trò chơi dân gian đặc trung như cờ người, đánh đu, chọi gà và thổi cơm thi, bịt mắt bắt dê thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương tham gia dự hội. Đây cũng là kết quả của quá trình lao động mệt nhọc, để người dân gửi gắm niềm tin và những ước vọng một cuộc sống no đủ, bình an. Lễ hội đã giúp cho người dân nơi đây thêm tin yêu, gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Một số hình ảnh trong lễ hội làng Phú Mỹ:

Hội làng Phú Mỹ - sắc xuân quê hương xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội. - Ảnh 1.

Hội làng Phú Mỹ - sắc xuân quê hương xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội. - Ảnh 2.

Hội làng Phú Mỹ - sắc xuân quê hương xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội. - Ảnh 3.

Hội làng Phú Mỹ - sắc xuân quê hương xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội. - Ảnh 4.

Hội làng Phú Mỹ - sắc xuân quê hương xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội. - Ảnh 5.

Hội làng Phú Mỹ - sắc xuân quê hương xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội. - Ảnh 6.

Hội làng Phú Mỹ - sắc xuân quê hương xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội. - Ảnh 7.

Hội làng Phú Mỹ - sắc xuân quê hương xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội. - Ảnh 8.

Hội làng Phú Mỹ - sắc xuân quê hương xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội. - Ảnh 9.

Hội làng Phú Mỹ - sắc xuân quê hương xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội. - Ảnh 10.

Hội làng Phú Mỹ - sắc xuân quê hương xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội. - Ảnh 11.

Hội làng Phú Mỹ - sắc xuân quê hương xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội. - Ảnh 12.

Hội làng Phú Mỹ - sắc xuân quê hương xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội. - Ảnh 13.

                                                                                                                                Đinh Đang !