Mê Linh: Dạy thực nghiệm tài liệu giáo dục địa phương cấp Tiểu học

Trong 2 ngày 4 và 5/10/2023, Ban Chỉ đạo biên soạn tập bài giảng "Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng huyện Mê Linh" tổ chức giảng dạy thực nghiệm và hội thảo góp ý bộ tài liệu "Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng huyện Mê Linh" đối với cấp Tiểu học.

Dự buổi dạy thực nghiệm và hội thảo góp ý có các đồng chí trong Ban Chỉ đạo biên tập bộ tài liệu; đại diện Ban Giám hiệu, giáo viên dạy các khối lớp 2,3,4 và 5 các trường Tiểu học trên địa bàn Huyện.

Mê Linh: Dạy thực nghiệm tài liệu giáo dục địa phương cấp Tiểu học - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi hội thảo góp ý

Trước hội thảo góp ý, các đại biểu đã dự các tiết dạy thực nghiệm bộ tài liệu giáo dục địa phương đối với khối lớp 2,3,4 và 5. Đối với khối lớp 2, tiết học có chủ đề "Đền thờ Hai Bà trưng" do cô giáo Võ Thị Vân và học sinh lớp 2 - trường Tiểu học Mê Linh thực hiện; đối với khối lớp 3, tiết học với chủ đề "Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng" do cô giáo Trần Thị Hạnh và học sinh lớp 3 - trường Tiểu học Mê Linh thực hiện; đối với khối lớp 4, tiết học có chủ đề "Truyền thống hiếu học của người Mê Linh" do cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt và học sinh lớp 4- trường Tiểu học Tiền Phong A thực hiện; dối với khối lớp 5, tiết học với chủ đề "Một số làng nghề ở Mê Linh" do cô Trần Thị Nga và học sinh lớp 5A5 - trường Tiểu học Tiến Thịnh thực hiện đã được các đại biểu đánh giá cao.

Mê Linh: Dạy thực nghiệm tài liệu giáo dục địa phương cấp Tiểu học - Ảnh 2.

Tiết học "Một số làng nghề ở Mê Linh"

Các tiết dạy thực nghiệm đều tích hợp nội dung theo chủ đề trong Tài liệu giáo dục địa phương vào Hoạt động trải nghiệm và một số môn học khác như: Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật, làm cho tiết dạy sinh động hơn, giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương; hình thành tình yêu quê hương, có trách nhiệm đối với quê hương theo đúng định hướng mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Việc tổ chức dạy thực nghiệm giáo dục địa phương đối với các khối lớp nhằm đánh giá mức độ đáp ứng việc nắm bắt nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên, việc tiếp thu kiến thức của học sinh trong thực tiễn; đồng thời, đánh giá về kiến thức, tính sư phạm, tính khoa học của bộ tài liệu. Đây cũng là bước quan trọng trong quy trình biên soạn, hoàn thiện bộ tài liệu giáo dục địa phương của Huyện.

Sau dự giờ các tiết dạy thự nghiệm các thầy, cô giáo thảo luận, nhận xét, góp ý về nội dung, ngôn ngữ diễn đạt, hình thức trình bày; phương pháp và hình thức dạy học, cách thức kiểm tra, đánh giá của Tài liệu. Đây chính là cơ sở để các thành viên Ban chỉ đạo biên soạn nghiên cứu, điều chỉnh, hoàn thiện Tài liệu, trình Hội đồng Thẩm định của Huyện phê duyệt, đưa vào sử dụng từ năm học 2023-2024.

Mê Linh: Dạy thực nghiệm tài liệu giáo dục địa phương cấp Tiểu học - Ảnh 3.

Giáo viên tham gia góp ý vào bộ tài liệu giáo dục địa phương dành cho cấp Tiểu học

Dự kiến thống cách mạng trên quê hương Mê Linh; nhân vật lịch sử tiêu biểu của Huyện; các di tích lịch sử và lễ hội tiêu biểu; văn hóa truyền thống đặc trưng và quá trình phát triển của Huyện.

Để việc dạy học bộ tài liệu giáo dục địa phương bảo đảm hiệu quả, Ban Chỉ đạo biên soạn tập bài giảng "Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa , cách mạng huyện Mê Linh" đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện tổng hợp ý kiến đóng góp của các nhà trường về nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện bộ tài liệu đưa vào giảng dạy đại trà đúng kế hoạch đề ra.