NGƯỜI PHỤ NỮ CÓ TẤM LÒNG NHÂN ÁI, SẺ CHIA 74 LẦN HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO

Mười năm âm thầm hiến máu cứu người, nhưng chưa bao giờ chị Nguyễn Thị Thơm, sinh năm 1973 sống tại tổ dân phố số 5, thị trấn Chi Đông đòi hỏi gì từ việc làm này. Với chị, đó là việc nên làm, có ý nghĩa cho cộng đồng và xã hội, một nghĩa cử cao đẹp. Mỗi lần chị đến Viện huyết học truyền máu Trung ương hiến máu các y bác sỹ hay gọi chị là Chị Thơm Thơm tho – Cho người phụ nữ có tấm lòng nhân ái, sẻ chia 74 lần hiến máu nhân đạo.

Năm 2014, chị Thơm bắt đầu biết đến và lần đầu tiên tham gia hiến máu được tổ chức tại nhà văn hoá tổ dân phố số 4, thị trấn Chi Đông, Mê Linh, Hà Nội. Chia sẻ lần đầu tham gia hiến máu, chị không tránh khỏi những cảm xúc hồi hộp, lo lắng đan xen, tuy nhiên chị cảm thấy vô cùng tự hào khi làm một việc thiện để cứu giúp người khác". Chị tâm niệm rằng "Cho đi là còn mãi", "Cho đi là hạnh phúc". Sau đó, cứ có đợt hiến máu tình nguyện tổ chức tại thị trấn chị lại tham gia. Cho đến "Đợt dịch Covid-19 vừa rồi, các chiến dịch hiến máu tình nguyện tại cơ sở phải tạm dừng, thực hiện dãn cách xã hội, khi đó chị có nghe và biết trên các phương tiện thông tin đại chúng, thời điểm đó các bệnh viện nhu cầu cần máu và chế phẩm máu của người bệnh quá cao, trong khi đó mọi người ai cũng sợ ra đường, ở yên một chỗ thực hiện công tác phòng chống dịch. Với sự thôi thúc và mong muốn chia sẻ yêu thương cho các bệnh nhân đang cần máu, Chị Thơm đã phải đấu tranh với bản thân rất nhiều, không sợ mắc bệnh mà sợ lây nhiễm cho con cái. Gạt nỗi sợ sang bên cạnh, Chị Thơm cố gắng đi hiến máu trong thời điểm dịch bùng phát mạnh nhất. Chia sẻ câu chuyện vui với tôi " Thời điểm đó, ai cũng phải thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch, đến đâu cũng yêu cầu xét nghiệm PCR, nhưng với chị chị được các chốt kiểm dịch cho thông vì chị có thông báo lịch đi hiến máu ở Viện – Hiến máu như là giấy thông hành của chị trong thời điểm đó". Chị Thơm vui vẻ chia sẻ rất mừng là Viện cũng có các biện pháp phòng dịch để đảm bảo an toàn cho người hiến", nên chị rất yên tâm.
NGƯỜI PHỤ NỮ CÓ TẤM LÒNG NHÂN ÁI, SẺ CHIA 74 LẦN 
HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO
- Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Thơm đã hiến tiểu cầu 69 lần từ năm 2020 đến nay

 

Là một người phụ nữ ở nhà nội trợ và bán hành tạp hoá, chị Thơm là một người phụ nữ giản dị, ít nói nhưng khi tiếp xúc và chia sẻ với chị về ý nghĩa của việc làm hiến máu cứu người mới nhận ra chị là một người phụ nữ có năng lượng tích cực, tấm lòng nhân ái và mong muốn lan toả tinh thần đó đến các thành viên trong gia đình và nhiều người khác. Lần đầu tiên chị tham gia hiến tiểu cầu vào năm 2020, đến nay, chị Thơm đã có đến 69 lần hiến tiểu cầu đều đặn; 5 lần hiến máu tình nguyện.

Chị Thơm tâm sự: "Lần đầu tiên đi hiến tiểu cầu tại Viện huyết học truyền máu Trung ương chị thấy hối hộp lắm vì không biết mình có đủ điều kiện để hiến hay không. Đến nơi, với tinh thần của ngày hội hiến máu, nhìn ai cũng rất vui vẻ, nhiệt tình, các bạn tình nguyện viên chia sẻ những điều cần biết khi hiến máu, giữ gìn sức khoẻ như thế nào cho mỗi đợt hiến máu. Lúc đó, chị thấy mình tự tin hơn và tin rằng mình đủ điều kiện để hiến máu". Từ đó, mỗi lần chuẩn bị cho đợt hiến máu chị đều cố gắng duy trì tinh thần lạc quan, chú ý đến dinh dưỡng, chuẩn bị tốt sức khoẻ, tinh thần để đảm bảo đủ điều kiện hiến máu.

Chị chia sẻ thêm, chị ấn tượng với chương trình "ngày hội hiến máu" được tổ chức ở Viện huyết học, không khí rất vui tươi, hội trường đông nghịt người, chị được biết rất nhiều người đã đi từ rất sớm, vượt qua khó khăn về điều kiện địa lý để đến hiến máu. Đó là một tinh thần tuyệt vời, việc làm nhỏ bé của mình cùng mọi người kết hợp với nhau tạo nên một nguồn năng lượng tích cực, động viên rất lớn đến những người đang điều trị bệnh. Hơn nữa, hiến máu cũng là một trong những động lực để tôi thường xuyên có điều kiện kiểm tra, giữ gìn sức khỏe tốt. "Tôi sẽ quyết tâm hiến máu đến khi nào hết tuổi thì thôi". – Chị Thơm chia sẻ.

Từ khi thường xuyên hiến tiểu Cầu "Tôi luôn cố gắng giữ gìn sức khoẻ, từ ăn uống đến sinh hoạt để làm sao đủ điều kiện hiến. Lúc nào cũng như lần đầu, hồi hộp vì không biết trong thời gian chờ đến lịch hiến máu mình ăn uống đơn giản như vậy thì có đủ sức khoẻ không. Nhưng may mắn là tới nay, lần nào cũng đủ điều kiện hiến đúng lịch", chị Nguyễn Thị Thơm chia sẻ.

Quá trình lấy máu tách tiểu cầu kéo dài tầm một tiếng rưỡi. Tiểu cầu là một thành phần của máu, là tế bào rất nhỏ nhưng có vai trò rất lớn, giúp đông cầm máu. Nhờ tiểu cầu, máu ở trong hệ thống tuần hoàn không bị chảy ra ngoài và những lúc cơ thể gặp chấn thương, tổn thương mạch máu, tiểu cầu sẽ giúp hàn gắn lại vết thương. Tiểu cầu bởi thế rất cần thiết cho cuộc sống, đặc biệt với bệnh nhân. Theo quy định, sau 21 ngày, người dân có thể hiến tiểu cầu lặp lại nếu đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe, cân nặng.

Hiến tiểu cầu đã trở thành một thói quen, một niềm vui trong cuộc sống của chị Nguyễn Thị Thơm, với châm ngôn "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình", chị Thơm tâm niệm cho đi như một lẽ tự nhiên, chị chỉ tiếc là không biết đến hiến máu tình nguyện sớm hơn để giúp đỡ được thêm nhiều người bệnh. "Chị chỉ nghĩ đi hiến tiểu cầu đơn giản là vì muốn đóng góp chút ít tấm lòng của mình để giúp đỡ người bệnh, chị cũng muốn lan toả hành động ý nghĩa này đến nhiều người hơn, để cùng chia sẻ, đồng hành giúp những người bệnh có thêm động lực để chữa trị bệnh".

NGƯỜI PHỤ NỮ CÓ TẤM LÒNG NHÂN ÁI, SẺ CHIA 74 LẦN 
HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO
- Ảnh 2.

Chân dung người phụ nữ có tấm lòng nhân ái, sẻ chia 74 lần hiếu máu nhân đạo – Nguyễn Thị Thơm

 Tưởng rằng hạnh phúc là một điều gì đó lớn lao và xa vời, nhưng đôi khi, hạnh phúc lại nằm trong chính những công việc nhỏ bé mà chúng ta vẫn làm thường ngày. Như với chị Nguyễn Thị Thơm, hiến tiểu cầu mỗi tháng giúp chị tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày, đó là hạnh phúc khi được cho đi.