UBND xã Tiến Thịnh tổ chức truyền thông và phát động tổng vệ sinh môi trường phòng chống dịch sốt xuất huyết, bệnh bạch hầu

12/07/2024 | 11:16

Chiều ngày 12/7/2024, UBND xã Tiến Thịnh tổ chức truyền thông về phòng chống sốt xuất huyết và bệnh bạch hầu; triển khai nhiệm vụ tổng vệ sinh môi trường đến các thôn trên địa bàn xã

Dự hội nghị có các Đ/c lãnh đạo Đảng ủy - HĐND - UBND; Trạm y tế; Các Đ/c Bí thư chi bộ, Trưởng, phó thôn trên địa bàn xã.

UBND xã Tiến Thịnh tổ chức truyền thông và phát động tổng vệ sinh môi trường phòng chống dịch sốt xuất huyết, bệnh bạch hầu- Ảnh 1.

Tại hội nghị các đại biểu đã được nghe tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết, bệnh bạch hầu và triển khai các nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh và phát động tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn xã.

Nội dung truyền thông:

I. BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

SỐT XUẤT HUYẾT

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc có thể gây tử vong, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Tính đến ngày 21/6/2024, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 856 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 19 quận/huyện. Từ đầu năm 2024, huyện Mê Linh ghi nhận 04 ca sốt xuất huyết tại các xã Tiến Thắng, Hoàng Kim, Mê Linh và Tiền Phong. Tình hình sốt xuất huyết đang có diễn biến phức tạp, xu hướng tiếp tục gia tăng, nguy cơ cao xâm nhập trên địa bàn xã trong thời gian tới.

Để chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần tích cực thực hiện vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy ngay hôm nay và duy trì vào thứ 6 hàng tuần, cụ thể như sau:

1. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

- Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần.

- Thu gom, loại bỏ các vật dụng phế thải trong và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, ống bơ, lốp/vỏ xe cũ, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

- Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa.

2. Phòng chống muỗi đốt:

- Mặc quần áo dài tay.

- Ngủ trong màn kể cả ban ngày.

- Dùng bình xịt, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…

- Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

3. Khi có các biểu hiện sốt cao liên tục cần thông báo cho Trạm Y tế và đến ngay các cơ sở y tế để được khám, chữa và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

Mỗi người dân hãy là một tuyên truyền viên, hướng dẫn, vận động người thân và những người xung quanh tích cực thực hiện tốt các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết; hưởng ứng và thực hiện các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy hàng tháng, duy trì các hoạt động diệt bọ gậy vào thứ 6 hàng tuần; nêu cao khẩu hiệu "Không có loăng quăng, không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết".

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bạch hầu gây ra, bệnh có thể dễ lây lan qua nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là đối với trẻ nhỏ không được tiêm chủng đầy đủ đúng thời điểm.

II. BỆNH BẠCH HẦU

5623269262934

1. Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có xuất hiện giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, da, các màng niêm mạc khác như kết mạc thậm chí là bộ phận sinh dục. Các ca bệnh lâm sàng có thể dễ dàng nhận thấy như:

· Viêm họng, mũi, thanh quản với biểu hiện họng đỏ, nuốt đau, da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ người bệnh.

· Người bệnh khi khám thấy giả mạc trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh vùng viêm, nếu bị bong tróc ra sẽ bị chảy máu. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyêt.

· Bạch hầu thanh quản là thể bệnh bạch hầu nặng nhất ở trẻ em với biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc. Bên cạnh đó còn có biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh cảm giác hoặc viêm cơ tim. Trường hợp bạch hầu thanh quản nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong lên đến 5-10% ca mắc bệnh.

2. Bệnh bạch hầu lây như thế nào?

Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp. Đây là hình thức lây bệnh phổ biến của bệnh. Ngoài ra vi khuẩn bạch hầu cũng truyền từ người này sang người khác thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh. Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da. Trung bình sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác thông qua các hình thức nói trên.

3. Triệu chứng của bệnh bạch hầu

Người bệnh bạch hầu sẽ có biểu hiện các triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Quá trình mắc bệnh, sau 2-3 ngày xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hành hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc của người bệnh dài, dễ chảy máu và dính. Có thể nói đây là dấu hiệu điển hình và quan trọng nhất để nhận biết bệnh bạch hầu. Bên cạnh đó người bệnh có dấu hiệu khó nuốt, khó thở. Thời gian 6-10 ngày là thời điểm quan trọng để điều trị hoặc có thể khỏi hoặc trở nên trầm trọng, thậm chí là gây ra tử vong. Khi bệnh trở nặng, người bệnh có các biểu hiện như sung to cổ, khó thở, rối loạn tim, khàn tiếng, liệt dần...

Các trường hợp người bệnh mắc bệnh bạch hầu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng sẽ dẫn đến các biến chứng viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, dẫn truyền cơ tim, đột ngột trụy tim mạch và cuối cùng dẫn đến nguy cơ tử vong nhanh chóng. Người bệnh cũng có thể bị viêm cơ tim và van tim, sau thời gian sẽ chuyển thành bệnh tim mãn tính,

suy tim. Ngoài ra, người bệnh bạch hầu cũng có thể bị thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy, vỏ thượng thận do bệnh bạch hầu biến chứng.

4. Phòng ngừa bệnh bạch hầu

Biện pháp dự phòng cần được thực hiện phòng bệnh bạch hầu cụ thể như:

· Cần tuyên truyền giáo dục sức khỏe thường xuyên về bệnh, tìm hiểu cơ bản các thông tin liên quan đến bệnh bạch hầu như triệu chứng, cách phòng bệnh, tiêm vắc-xin phòng bạch hầu, điều trị hiệu quả...

· Vệ sinh phòng bệnh: làm sạch môi trường như nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, đủ ánh sáng

· Tại nơi có ổ dịch bạch hầu cần tăng cường theo dõi, phát hiện bệnh sớm

· Tiêm vắc-xin dự phòng bệnh bạch hầu đúng lịch đúng độ tuổi đặc biệt là đối với trẻ em.

· Cần cách ly người bệnh ít nhất 2 ngày sau khi điều trị kháng sinh thích hợp

· Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nguồn bệnh, người bệnh

· Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của người bệnh bằng dung dịch sát khuẩn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn

Cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch. Hiện Vinmec đang cung cấp đa dạng các dịch vụ tiêm vắc-xin bạch hầu dành cho trẻ nhỏ và người lớn với 5 loại phối hợp, gồm:

Vắc-xin 6 trong 1 Infanrix Hexa của GSK (Bỉ)

Vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim của Sanofi (Pháp)

Vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim của Sanofi (Pháp)

Adacel 0,5 ml của hãng Sanofi - Pháp

Tetraxim 0.5 ml của hãng Sanofi - Pháp

Để đảm bảo hiệu quả tiêm chủng và an toàn, trước khi tiêm, khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới.


Top