Điều kiện tự nhiên, lịch sử xã Tự Lập huyện Mê Linh

25/12/2020 | 10:56

* Tự Lập là một xã phía tây bắc của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, nằm cách trung tâm huyện Mê Linh 8 km, cách trung tâm Thành phố Hà Nội 35 km, cách thị xã Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) khoảng 5 km.
- Tổng diện tích theo k2 là: 6.67 km²
- Tổng số dân: 13.032 người (2020)
- Mật độ dân số đạt 1954 người/km².
Tự Lập gồm có 2 thôn là Yên Bài và Phú Mỹ và được chia thành 11 khu (Từ khu 1 đến khu 4 là thuộc thôn Yên Bài, khu 5 đến khu 11 là thuộc thôn Phú Mỹ).
1.Vị trí địa lý, lịch sử
Tự Lập tiếp giáp với xã Tiến Thắng, Liên Mạc, Tam Đồng với xã Phú Xuân (huyện Bình Xuyên, sát sông Cà Lồ).
Xã có đường quốc lộ 308 chạy qua.
Đây từng là nơi tập trận của nghĩa quân Hai Bà Trưng, hiện giờ là khu di tích thành Dền, tại cánh đồng Đồng Mã giáp với cánh đồng xã Tam Đồng. Xã Tự Lập là xã có số lượng sinh viên Đại học/Cao đẳng khá cao trong huyện Mê Linh.
2.Kinh tế
Nghề chính của người dân nơi đây là nông nghiệp (cây trồng chủ yếu là lúa và ngô bầu Phú Mỹ, ngô đồng Yên Bài), ngoài ra ở còn có nghề phụ là sơn bả (thôn Phú Mỹ), nghề phụ nấu rượu chăn nuôi là làng Yên Bài... Hiện nay, lao động đang chuyển mạnh từ lao động nông nghiệp sang lao động tại các công ty, nhà máy, các khu Công nghiệp HONDA, TOYOTA, KCN Quang Minh, KCN Thăng Long... Đất nông nghiệp đang dần được chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang hình thức trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng hoa.

3.Di tích lịch sử văn hóa
Xã Tự Lập có đa dạng hình thức di tích đã được xếp hạng:

Di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia: Thành Dền.

di tích Lịch sử Quốc gia: đình Phú Mỹ thờ Thành Hoàng Làng: Hùng Bảo Đại Vương.

Di tích lịch sử cấp thành phố: Đền Phú Mỹ thờ ĐứcThành bà

Di tích lich sử - nghệ thuật cấp thành phố: Chùa Phú Mỹ và Nhà thờ họ Trần thôn Phú Mỹ.

Ngoài ra các hạng mục văn hoá tâm linh, tôn giáo của xã Tự Lập còn có Đình Yên Bài, Chùa Bảo Tháp và nhà thờ Họ giáo An Bài trên địa bàn thôn Yên Bài

4.Lễ hội truyền thống: Trên địa bàn xã Tự Lập đang duy trì các lễ hội trên các thôn như:

- Lễ hội truyền thống Đình - Đền làng Phú Mỹ vào 02 ngày ngày 09-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công ơn của hai vị Thành hoàng (vợ chồng Hùng Bảo #8211 Trần Nương tướng sỹ thời Hai Bà Trưng) làng theo nghi lễ truyền thống:

          Sáng ngày 09 tháng Giêng, tổ chức Rước Kiệu Thánh ông và theo sau là đội cờ người từ Đình làng Phú Mỹ ra Đền Phú Mỹ để rước Thánh Bà về đình và chiều ngày mùng 10 tổ chức rước trở về.

          Trong các ngày diễn ra lễ hội, tại sân Đền Phú Mỹ diễn ra các trò chơi: cờ người, bịt mắt bắt dê, múa lân ,…..

-Lễ hội truyền thống Đình làng Yên Bài mới được phục dựng năm 2016 thống nhất tổ chức vào ngày 10/3 Âm lịch hàng  năm nhằm tưởng nhớ công ơn Thành Hoàng làng: Thiện Cảm Gia Ứng Linh Vũ Đại Vương (Sỹ Nhiếp).

5.Đặc sản truyền thống: Giò Đỗ Phũ Mỹ được làm từ các nguyên liệu thôn quê như: Đậu xanh, lạc, dừa, mỡ khẩu được làm theo công thức đặc biệt luôn có trên các mâm cỗ của thôn Phú Mỹ

 
Top