Dự khai mạc có đồng chí Nguyễn Anh Tuấn – PBT thường trực, Chủ tịch HĐND Huyện Mê Linh; đồng chí Lê Sỹ Cường – UVBTV Huyện ủy, Chủ tịch MTTQ Huyện, phụ trách Đảng bộ thị trấn Chi Đông; đồng chí Lê Anh Thưởng - Huyện uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ thị trấn Chi Đông; Lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ; các đồng chí Nguyên lãnh đạo QĐND Việt Nam thành phố Hà Nội và thị trấn Chi Đông qua các thời kỳ; các đồng chí Nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn qua các thời kỳ; các đồng chí cán bộ hưu; đại biểu Tổ dân phố; các cơ quan, doanh nghiệp; các tổ chức, cá nhân ủng hộ Lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025.

Chương trình văn nghệ trong Lễ khai mạc
Lễ hội là sản phẩm văn hóa kết tinh lâu đời trong tiến trình lịch sử của cộng đồng dân cư, việc tổ chức Lễ hội đã làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân, tăng tình đoàn kết cộng đồng, góp phần vào xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Theo lệ hằng năm, Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Chi Đông được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 18 tháng giêng, tại di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền – Chùa Chi Đông. Đây là dịp để Nhân dân, du khách gần xa tập hợp, giao lưu, tạo sự đoàn kết, chia sẻ niềm vui, tận hưởng những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương, thông qua các hoạt động vui chơi, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, đặc biệt là môn đấu vật và các sự kiện trong Lễ hội, giúp Nhân dân và du khách tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn, vui vẻ, xua đi những lo toan, vất vả đời thường.

Đồng chí Ngô Chí Nghĩa - PBT Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Trưởng ban tổ chức Lễ hội phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc Lễ hội, Chủ tịch UBND thị trấn Chi Đông Ngô Chí Nghĩa cho biết: Trong gần 40 năm đổi mới đất nước. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương để bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Vì đây là tài sản quý giá của dân tộc, nó thể hiện bản lĩnh, cốt cách, trí tuệ của người Việt Nam và đây chính là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và mỗi địa phương. Năm 1993 di tích lịch sử văn hóa Đền – Chùa Chi Đông được Nhà nước công nhận là quần thể di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Từ xa xưa, lệ làng Chi Đông thường tổ chức Hội làng vào đầu năm (trước là ngày mùng 6 tháng Giêng, từ năm 1994 đến nay tổ chức Lễ hội vào ngày 15 tháng Giêng). Mừng đón xuân mới là nhân dân Chi Đông lại mở hội truyền thống để cầu thần, khấn phật trong năm được mưa thuận gió hòa, quê hương giàu đẹp, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Đồng chí Lê Anh Thưởng - Huyện uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ thị trấn Chi Đông đánh trống khai Hội
Lễ hội cổ truyền còn là dịp để nhân dân cầu thần, khấn phật, cầu cho "Quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh, mưa thuận gió hòa, nhà nhà ấm no, tổ quốc trường tồn"; là dịp động viên các tầng lớp nhân dân cùng chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ 4 đã đề ra.
Với truyền thống anh hùng trong thời kỳ kháng chiến, ngày nay Chi Đông đã trở thành một thị trấn, khu vực kinh tế công nghiệp trọng điểm của huyện, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong thị trấn phải cố gắng phát huy, đi lên xứng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ kinh tế đổi mới; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh".