Để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xuất, nhập cảnh, cư trú trái phép phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, Công an xã Đại Thịnh triển khai tuyên truyền, phổ biến tới quần chúng nhân dân một số quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài tại việt nam và tổ chức, cá nhân có liên quan như sau:
1. Đối với cơ sở lưu trú có NNN tạm trú
1.1. Trách nhiệm của cơ sở lưu trú có NNN tạm trú quy định tại Điều Điều 32, 33,34, 45a của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam đã được sửa đồi, bổ sung bởi Luật số 23/2023/QH15 (sau đây gọi tắt là Luật XNC); Thông tư số 53/2016/TT-BCA ngày 28/12/2016 của Bộ Công an quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của NNN tại Việt Nam. Nội dung trọng tâm:
a) Cơ sở lưu trú có trách nhiệm yêu cầu NNN xuất trình hộ chiếu (hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu) kèm theo giấy tờ có liên quan đến cư trú tại Việt Nam (chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú) để thực hiện khai báo tạm trú (KBTT) trước khi đồng ý cho NNN tạm trú. Không được sử dung bản chụp, bản photo giấy tờ của NNN hoặc danh sách NNN do NNN hoặc tổ chức, cá nhân khác cung cấp để KBTT.
- Cơ sở lưu trú chỉ được cho NNN tạm trú khi NNN cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Trường hợp NNN không có hộ chiếu và giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam (kể cả xuất trình được bản chụp, bản photo) hoặc đã quá hạn tạm trú hoặc phát hiện NNN có dấu hiệu nghi vấn phạm tội, vi phạm pháp luật thì cơ sở lưu trú được phép cho họ tạm trú nhưng đồng thời phải báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Cơ sở lưu trú nào cho các trường hợp NNN như trên tạm trú mà không báo cho cơ quan công an thì sẽ bị xem xét xử phạt về hành vi "giúp sức, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác ở lại Việt Nam trái phép", quy đinh tại điểm đ, khoản 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP (mức phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với cá nhân; 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đổi với tổ chức).
- Trong quá trình NNN tạm trú tại cơ sở lưu trú, nếu NNN có sự thay đồi thông tin trong hộ chiếu (như số hộ chiếu, thời hạn tạm trú...) hoặc NNN rời cơ sở lưu trú sớm hơn thời gian dự kiến tạm trú thì cơ sở lưu trú phải khai báo cập nhật, bồ sung thông tin mới của NNN (sửa đồi, bổ sung Điều 33, Luật XNC). - NNN mua nhà phải tự khai báo tạm trú cho bản thân và các trường hợp NNN khác khi đến tạm trú tại nhà mình.
b) Việc KBTT cho NNN được thực hiện qua môi trường điện từ hoặc bằng phiếu KBTT. Khuyến khích, vận động các cơ sở lưu trú khai báo qua Trang KBTT cho NNN của Công an Thành phố Hà Nội (https://hanoi.xuatnhapcanh.gov.vn).
- Việc KBTT qua Trang thông tin điện tử được thực hiện ngay khi NNN đến cơ sở lưu trú. Trường hợp khai báo bằng Phiếu KBTT (mẫu NA17) thì cơ sở lưu trú phải chuyền Phiếu đến Công an cấp xã hoặc Đồn Công an trong thời hạn 12 giờ kề từ khi NNN đến cơ sở lưu trú.
1.2. Cơ sở lưu trú không KBTT cho NNN hoặc KBTT không đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo điểm h, điểm i khoản 3 điều 18 Nghi định số 144/2021/NĐ-CP, mức phạt từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng (đối với cá nhân); 06 triệu đồng đến 10 triệu đồng (đối với tổ chức).
1.3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ ...) phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy đinh tại Điều 12 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, mức phạt cao nhất là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (đối với cá nhân); 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với tổ chức.
2. Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh NNN và sử dụng lao động nước ngoài
2.1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh NNN quy định tại điều 45 Luật XNC. Cụ thể:
- Làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú theo quy định của Luật XNC.
- Hướng dẫn, giải thích cho NNN chấp hành quy định của pháp luật và tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam.
- Thực hiện trách nhiệm bảo lãnh theo quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài đã mời, bảo lãnh.
- Phối hợp với cơ quan chức năng về quản lý hoạt động của NNN theo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam; phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú cho NNN.
- Làm thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước về ngành, nghề, lĩnh vực quy định phải xin phép trước khi mời, bảo lãnh NNN nhập cảnh Việt Nam để hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực đó.
- Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc NNN được cấp giấy tờ có giá trị lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu NNN xuất cảnh.
2.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nước ngoài:
a) Theo quy định của Luật XNC:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng lao động là NNN khi NNN cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Trường hợp sử dụng lao động nước ngoài do cơ quan tổ chức, cá nhân khác mời bảo lãnh thì phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích theo quy định. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam phải thông báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.
b) Theo quy định tại Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18/9/2023 của Chính phủ sửa đồi, bổ sung một 8 điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Nội dung cơ bản:
- Trước khi sử dụng lao động nước ngoài ít nhất 15 ngày, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nước ngoài (trừ nhà thầu) phải có báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam với chưa đáp ứng được gửi Sở Lao động- Thương binh và Xã hội để được cấp văn bản chấp thuận về việc sử dụng lao động nước ngoài.
2.3. Chế tài xử phạt đối với vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh NNN và sử dụng lao động nước ngoài
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh NNN không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các trách nhiệm theo quy dinh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 6 điều 18 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng (đối với cá nhân); 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng (đối với tổ chức).
- Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không làm thủ tục mời, bảo lãnh cấp thị thực, thẻ tạm trú (trừ trường hợp thuộc diện được chuyển đổi mục đích theo quy định của pháp luật) sẽ bị xử phạt theo điềm d, khoàn 6 Điều 18 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động sẽ bi xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 4 điều 32 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ, mức phạt từ 30 triệu đồng đến 75 triệu đồng (đối với cá nhân); 60 triệu đồng đến 150 triệu đồng (đối với tổ chức).
* Để công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực xuất nhập cảnh thực hiện có hiệu quả, mỗi công dân cần tự mình nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc chủ động phát hiện, báo tin cho cơ quan chức năng về các hoạt động nghi vấn, hành vi vi phạm trên lĩnh vực xuất nhập cảnh.
Khi có vướng mắc hoặc cần báo tin, công dân liên hệ ngay đến Công an xã Đại Thịnh - SĐT: 024 6651 5114 hoặc đ/c Nguyễn Minh Tiến – Cán bộ CAX Đại Thịnh; Sđt: 0993018288 ./.