1. ĐỐI TƯỢNG VAY VỐN
a) Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
c) Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
d) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
2. ĐIỀU KIỆN VAY VỐN
a) Đối với vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội
- Các đối tượng quy định tại Điểm b), c), d), đ) Khoản 1 Đối tượng được vay vốn phải thuộc diện không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ theo từng thời kỳ;
- Phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại NHCSXH với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng với NHCSXH , mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ gốc bình quân tháng của người vay vốn;
- Có đủ hồ sơ chứng minh về đối tượng, điều kiện thực trạng nhà ở, điều kiện cư trú và điều kiện thu nhập để được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định;
- Có nguồn thu nhập và khả năng trả nợ theo cam kết với NHCSXH;
- Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống;
- Có Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư dự án mà dự án của chủ đầu tư đó có trong danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Có vốn tự có tối thiểu bằng 20% giá trị Hợp đồng mua , thuê mua nhà ở xã hội;
- Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong Hợp đồng ba bên.
b) Đối với vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo , sửa chữa nhà để ở
- Các đối tượng quy định tại Điểm b), c), d), đ) Khoản 1 Đối tượng được vay vốn phải thuộc diện không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc chuẩn hộ nghèo , hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ theo từng thời kỳ;
- Phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại NHCSXH với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng với NHCSXH , mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ gốc bình quân tháng của người vay vốn;
- Có đủ hồ sơ chứng minh về đối tượng, điều kiện thực trạng nhà ở, điều kiện cư trú và điều kiện thu nhập để được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định;
- Có nguồn thu nhập và khả năng trả nợ theo cam kết với NHCSXH ;
- Có Giấy đề nghị vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội tại các tổ chức tín dụng;
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa phương cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Có phương án tính toán giá thành, có giấy phép xây dụng đối với trường hợp yêu cầu phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng Trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật thì được xem xét cho vay vốn phù hợp với thời hạn được tồn tại của công trình;
- Có vốn tự có tối thiểu bằng 30 % phương án tính toán giá thành của người vay;
- Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật và quy định của NHCSXH.
3. LÃI SUẤT CHO VAY
a) Hiện nay lãi suất cho vay là 4,8%/ năm.
b) Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay
4. MỨC CHO VAY
a) Trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội: Mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội.
b) Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở: Mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án tính toán giá thành và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Lưu ý: Hiện nay, nguồn vốn cho vay còn hạn chế trong khi nhu cầu vay nhiều, trước mắt chỉ nên cho vay đối với xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở tối đa không vượt quá 500 triệu đồng/khoản vay.
5. PHƯƠNG THỨC CHO VAY
NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại trụ sở chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh hoặc Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH cấp huyện, có ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị - xã hội, gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Người vay vốn là thành viên của Tổ tiết kiệm vay vốn (TK&VV) được thành lập và hoạt động theo quy định của NHCSXH.
II. CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, TIỂU HỌC NGOÀI CÔNG LẬP
1. Về đối tượng vay vốn
- Cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục gồm: nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục;
- Trường mầm non dân lập, tư thục gồm: nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục;
- Trường tiểu học tư thục theo quy định của pháp luật.
2. Về điều kiện vay vốn
Đối tượng vay vốn phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Phải dừng hoạt động theo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 ít nhất 1 tháng tính đến thời điểm vay vốn.
- Có Phương án vay vốn để phục hồi, duy trì hoạt động và được Ngân hàng Chính sách xã hội thẩm định.
- Tại thời điểm đề nghị vay vốn, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh trước thời điểm ngày 23/1/2020.
3. Mục đích sử dụng vốn vay: Vốn vay dùng để sửa chữa cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch COVID-19; mua sắm thiết bị nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phục hồi, duy trì hoạt động.
4. Mức cho vay, thời hạn cho vay: Mức vốn cho vay tối đa 80 triệu đồng/cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục; tối đa 200 triệu đồng/trường mầm non dân lập, tư thục, tiểu học tư thục; thời hạn vay vốn tối đa 36 tháng
5. Lãi suất cho vay: lãi suất tiền vay là 3,3%/năm, lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cho vay hộ nghèo tại thời điểm vay vốn (hiện nay là 6,6%/năm).
6. Về bảo đảm tiền vay: Khách hàng vay vốn không phải thực hiện bảo đảm tiền vay đối với mức vay đến 100 triệu đồng; với mức vay từ trên 100 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.
7. Thời gian thực hiện giải ngân: Không vượt quá thời điểm ngày 31/12/2023 hoặc thời điểm hết 1.400 tỷ đồng (nguồn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của NHCSXH theo quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP), tùy theo điều kiện nào đến trước.
Về đối tượng được vay vốn: Đối tượng vay vốn bao gồm: Học sinh các cấp đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (có bố hoặc mẹ hoặc bố và mẹ mất do dịch Covid-19).
Điều kiện vay vốn: Học sinh, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện vay vốn là: Không có máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyếnvà chưa được hưởng chính sách hỗ trợ máy tính, thiết bị học tập trực tuyến dưới mọi hình thức
Mục đích sử dụng vốn vay: Vốn vay được sử dụng để mua máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến bao gồm: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị ghi hình kỹ thuật số (webcam), thiết bị thu thanh (microphone).
Phương thức cho vay: 1. NHCSXH thực hiện phương thức cho vay có ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị- xã hội. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của học sinh, sinh viên là người đứng tên vay vốn tại NHCSXH; 2. NHCSXH thực hiện phương thức cho vay trực tiếp tại NHCSXH nơi cư trú hoặc nơi nhà trường đóng trụ sở nếu HSSV đã đủ 18 tuổi và trong hộ gia đình không còn thành viên nào đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Mức vốn cho vay: Mức vốn cho vay tối đa 10 trđ/học sinh, sinh viên
Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay 1,2%/năm; Lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cho vay hộ nghèo tại thời điểm vay vốn.
Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay: Đối với học sinh, sinh viên vay vốn thông qua hộ gia đình: Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng.
Đối với trường hợp sinh viên trực tiếp đứng tên vay vốn: Nếu thời gian từ ngày vay đến ngày dự kiến kết thúc khóa học còn từ 24 tháng trở lên thì thời hạn vay vốn tối đa được tính từ ngày vay đến hết 12 tháng sau thời điểm kết thúc khóa học. Thời điểm dự kiến kết thúc khóa học của sinh viên được xác định theo giấy xác nhận của nhà trường.
Thời gian giải ngân nguồn vốn cho vay: Thời gian giải ngân nguồn vốn cho vay không vượt quá thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2023 hoặc thời điểm thông báo hết nguồn vốn cho vay quy định tại khoản 1 Điều 10 Quyết định số 09/2022/QĐ-TTgngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ, tùy theo điều kiện nào đến trước.