Hỏi đáp về Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

10/03/2023 | 17:10

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sau khi hoàn thành, không chỉ giúp Thủ đô Hà Nội không chỉ mở rộng không gian phát triển cho Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, mà còn phát triển hạ tầng, kết nối giao thông giữa huyện Mê Linh các khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội để huyện đạt tiêu chí quận giai đoạn 2025 - 2030 và lên thành phố trực thuộc Thủ đô sau năm 2030. Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về ý nghĩa đặc biệt quan trọng của dự án và những chính sách liên quan bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng phục vụ dự án, Ban Biên tập xin giới thiệu: MỘT SỐ NỘI DUNG HỎI - ĐÁP THƯỜNG GẶP VỀ DỰ ÁN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 4 - VÙNG THỦ ĐÔ ĐOẠN QUA HUYỆN MÊ LINH

TÓM TẮT DỰ ÁN

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022, với quy mô 112,8 km đi qua địa bàn 03 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh). Riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, tuyến đường có chiều dài khoảng 58,2 km, đi qua 07 quận, huyện, chiếm tỷ lệ 51,5%. Tổng mức đầu tư Dự án là 85.813 tỷ đồng, với tiến độ chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Trên đoạn tuyến qua huyện Mê Linh, Dự án có chiều dài tuyến khoảng 11,2 km, chiếm tỷ lệ 19% của Thành phố; đi qua 05 xã (12 thôn) gồm: Văn Khê, Chu Phan, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Kim Hoa, với tổng diện tích thu hồi đất khoảng 134,2 ha của gần 2.700 hộ dân; chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 3.000 tỷ đồng, cụ thể như sau:

STT

Địa điểm (xã)

Thôn

Chiều dài tuyến (km)

Diện tích thu hồi (ha)

Tỷ lệ

%

1

Kim Hoa

Ngọc Trì + Kim Tiền + Phù Trì, Yên Phú,

Bảo Tháp

3,0

44,1

22,2

2

Thanh Lâm

Ngự Tiền + Yên Vinh

1,3

20,2

11,1

3

Đại Thịnh

Nội Đồng

1,6

23,5

14,7

4

Chu Phan

Tân Châu

0,4

13,0

8,2

5

Văn Khê

Khê Ngoại 2, 3, 4

4,9

33,3

43,7

Cộng

12 thôn

11,2

134,2

100%

Khi dự án hoàn thành, không chỉ giúp Thủ đô Hà Nội hoàn thiện hệ thống giao thông, khắc phục nạn ùn tắc trong nội thành, mở rộng không gian phát triển cho Thủ đô, vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, mà còn có ý vô cùng quan trọng vào sự phát triển hạ tầng, kết nối giao thông giữa huyện Mê Linh với 5 tỉnh, thành quan trọng, đó là: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội để huyện đạt tiêu chí quận giai đoạn 2025 - 2030 và lên thành phố trực thuộc Thủ đô sau năm 2030.

MỘT SỐ NỘI DUNG HỎI - ĐÁP THƯỜNG GẶP

VỀ DỰ ÁN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 4 - VÙNG THỦ ĐÔ

ĐOẠN QUA HUYỆN MÊ LINH

Câu 1: Căn cứ để thu hồi đất đối với phần diện tích thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô?

Trả lời:

Căn cứ Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội.

Căn cứ Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội.

Câu 2: Việc thu hồi để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô căn cứ văn bản pháp lý nào?

Trả lời: 

Căn cứ các Quyết định của UBND Thành phố: số 2447/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 về việc giao nhiệm vụ triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; số 2504/QĐ-UBND ngày 18/7/2022 về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường vành đai 4, đoạn từ cầu Hồng Hà đến quốc lộ 18, tỷ lệ 1/500; số 2747/QĐ-UBND ngày 05/8/2022 về giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; số 3283/QĐ-UBND ngày 09/9/2022 của UBND thành phố Hà Nội về việc ủy quyền phê duyệt và giao nhiệm vụ triển khai thủ tục đầu tư các dự án xây dựng khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng các đoạn tuyến của Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội.

Căn cứ Quyết định số 3318/QĐ-UBND ngày 15/8/2022 của UBND huyện về giao nhiệm vụ tham mưu thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (đoạn qua huyện Mê Linh);

Câu 3: Dự án đường Vành đai 4 đi qua những đi qua nhưng quận huyện nào của thành phố Hà Nội và những xã của huyện Mê Linh?

Trả lời:

- Dự án đường Vành đai 4 đi qua 7 quận huyện của thành phố Hà Nội: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông.

- Dự án đường vành đai 4 đoạn qua huyện Mê Linh đi qua 05 xã gồm: Văn Khê, Chu Phan, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Kim Hoa.

Câu 4: Dự án Vành đai  4, đoạn qua huyện Mê Linh có chiều dài bao nhiêu (km), chiều rộng của tuyến đường này là bao nhiêu mét (m), có tất cả bao nhiêu hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án?

Trả lời:

- Chiều dài của tuyến đường đoạn qua huyện Mê Linh: khoảng 11,2 km.

- Chiều rộng của tuyến đường đoạn qua huyện Mê Linh: 120m.

- Các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án: 2.616 hộ (bao gồm: 2.327 hộ đất nông nghiệp, 389 hộ thu hồi vào đất ở).

Câu 5: Việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư của Dự án đường Vành đai 4 được thực hiện theo quy định nào?

Trả lời:

Căn cứ Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Thông tư  30/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Câu 6: Bồi thường, hỗ trợ về đất cho người đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về QSD đất được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì Khi Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP mà đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 101 và Điều 102 của Luật Đất đai, các Điều 20, 22, 23, 25, 27 và 28 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được bồi thường về đất.

Như vậy, nếu người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì khi Nhà nước thu hồi đất vẫn được bồi thường về đất.

Câu 7: Những người đang đồng quyền sử dụng đất được bồi thường như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 2, Điều 15 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định như sau:

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất chung có đồng quyền sử dụng đất, khi Nhà nước thu hồi đất được bồi thường theo diện tích đất thuộc quyền sử dụng; nếu không có giấy tờ xác định diện tích đất thuộc quyền sử dụng riêng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì bồi thường chung cho các đối tượng có đồng quyền sử dụng đất.

2. Ủy ban nhân dân xã hướng dẫn việc phân chia tiền bồi thường về đất cho các đối tượng đồng quyền sử dụng quy định tại khoản 1.

Câu 8: Địa điểm tái định cư cho dự án đường vành đai 4 được bố trí tại đâu?

Trả lời:

Căn cứ Văn bản số 3289/UBND-ĐT ngày 05/10/2022 của UBND Thành phố chấp thuận địa điểm, vị trí khu tái định cư tại thôn Khê Ngoại 3, xã Văn Khê và thôn Nội Đồng, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh.

Căn cứ Văn bản số 5107/QHKT-BSH ngày 21/11/2022 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về đề xuất UBND Thành phố chấp thuận địa điểm tái định cư tại thôn Tân Châu

Như vậy, tái định cư đường Vành đai 4 được bố trí tại 03 điểm:

- Tái định cư thôn Nội Đồng xã Đại Thịnh.

- Tái định cư thôn Khê Ngoại 3 xã Văn Khê.

- Tái định cư thôn Tân Châu xã Chu Phan.

Câu 9: Những trường hợp nào đủ điều kiện tái định cư?

Trả lời:

Các trường hợp được hỗ trợ tái định cư theo quy định tại (Điều 79 Luật đất đai 2013) và (Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP) như sau:

Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi

Trường hợp hộ gia đình có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở thu hồi thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình hình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.

Câu 10: Nếu hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện được tái định cư thì Nhà nước giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định điểm b, khoản 1, Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở, trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố  mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền.

Trừ những địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.

Như vậy, những trường hợp này chủ yếu sẽ được Nhà nước bồi thường bằng tiền.

Câu 11: Suất tái định cư tối thiểu được tính như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 29, Quyết định số 10/2017QĐ- UBND của UBND thành phố Hà Nội thì suất  tái định cư tối thiểu và hỗ trợ tái định cư  thực hiện như sau:

1. Diện tích của suất tái định cư tối thiểu theo quy định tại khoản 4, Điều 86 của Luật Đất đai và khoản 1, Điều 27 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP trên địa bàn thành phố Hà Nội được quy định như sau:

a) Đối với các khu vực, các dự án thực hiện việc bồi thường, giao tái định cư bằng đất ở thì diện tích suất tái định cư tối thiểu bằng diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương do Ủy ban nhân dân Thành phố quy định;

b) Đối với các khu vực, các dự án thực hiện việc bồi thường, giao tái định cư bằng căn hộ chung cư thì diện tích suất tái định cư tối thiểu bằng 30m2.

2. Giá trị suất tái định cư tối thiểu bằng tiền được xác định theo diện tích suất tái định cư tối thiểu quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với giá đất ở hoặc giá nhà ở tại nơi bố trí tái định cư của hộ gia đình, cá nhân.

3. Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư theo quy định này mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Khoản 2 Điều này thì được Nhà nước hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất.

Câu 12: Nhà có đông nhân khẩu thì được bố trí tái định cư như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Điều 1 Quyết định số 20/2022/QĐ-UBND ngày 06/5/2022 về sữa đổi bổ sung khoản 2, điều 26 Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 như sau:

"2. Trường hợp đủ điều kiện được bồi thường bằng đất ở: Trường hợp hộ gia đình có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng sinh sống trên một thửa đất ở thu hồi mà đủ điều kiện tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì mỗi hộ gia đình được giao một (01) suất tái định cư bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương và không vượt quá diện tích đất ở bị thu hồi (diện tích đất được giao đã bao gồm diện tích đất được bồi thường theo quy định tại Điều 7 Quy định này). Trường hợp mỗi hộ được giao một (01) suất tái định cư bằng hạn mức giao đất ở tối thiểu tại địa phương vượt quá diện tích đất ở bị thu hồi, phần diện tích đất tái định cư vượt diện tích đất ở bị thu hồi phải tính tiền sử dụng đất theo giá đất khi giao đất tái định cư nhân hệ số điều chỉnh K theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Quy định này."

Câu 13: Nếu người dân đủ điều kiện tái định cư mà không đủ tiền để thanh toán cho suất tái định cư thì có được trả chậm, trả góp không?

Trả lời:

Trong thời hạn quy định kể từ ngày nhận được Thông báo của cơ quan quản lý thuế, người sử dụng đất phải làm đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất hoặc nộp tiền sử dụng đất theo thông báo của cơ quan quản lý thuế. Nếu không làm đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất. Nếu không nộp tiền sử dụng đất theo Thông báo thì ngoài việc phải nộp tiền sử dụng đất, còn phải nộp thêm tiền chậm nộp tiền sử dụng đất. Thời điểm tính tiền chậm nộp là kể từ thời điểm hết 90 ngày kể từ ngày nhận Thông báo của cơ quan quản lý thuế.

Câu 14: Cơ sở nào để xác định giá đất bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất?

Trả lời:  

Thực hiện Điểm đ Khoản 4 Điều 114 Luật đất đai và khoản 4 Điều 3 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP.

Việc xác định giá đất cụ thể làm căn cước tính bồi thường, hỗ trợ về đất được thực hiện sau khi có Thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện theo quy định hiện hành.

Câu 15: Trường hợp nào được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm và mức hỗ trợ như thế nào:

Trả lời:

Căn cứ tại Khoản 3 Điu 19; Điều 20 Nghị định số 47 /2014/NĐ-CP quy định như sauTrả lời::

1. Điểm c, Khoản 3, Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, điều kiện để được hỗ trợ theo quy định tại Điểm a, b Khoản 3, Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP; được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bằng 50% giá trị mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này.

2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định sau đây:

a) Hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương;

b) Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương.

Câu 16. Khi người dân chấp hành tốt việc tháo dỡ, bàn giao mặt bằng để thi công, người bị thu hồi có được hỗ trợ thêm gì không?

Trả lời:

Quy định về mức thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng khi thu hồi đất được căn cứ tại Khoản 4 Điều 24 Quyết định 10/2017/QĐ-UBND, cụ thể như sau:

- Chủ sử dụng đất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân, có đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định, đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thì được thưởng 3.000 đồng/m2, nhưng không quá 3.000.000 đồng/chủ sử dụng đất.

- Đối với trường hợp bị thu hồi toàn bộ hoặc thu hồi một phần đất nhưng phải phá dỡ toàn bộ nhà ở hoặc nhà xưởng, công trình sản xuất kinh doanh mức thưởng như sau:

+ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng trước ngày quy định từ 16 ngày trở lên.

+ 4.000.000 đồng (bốn triệu đồng)/chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng trước ngày quy định trong phạm vi 15 ngày.

+ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng)/chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng đúng ngày quy định.

- Đối với trường hợp bị thu hồi một phần đất mà không phải phá dỡ toàn bộ nhà, công trình mức thưởng như sau:

+ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng)/chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng trước ngày quy định từ 16 ngày trở lên.

+ 2.000.000 đồng (hai triệu đồng)/chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng trước ngày quy định trong phạm vi 15 ngày.

+ 1.000.000 đồng (một triệu đồng)/chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng đúng ngày quy định.

Câu 17: Đối với những trường hợp đang khiếu nại, tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì việc bàn giao mặt bằng được quy định như thế nào?

Trả lời:

Thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 30 Nghị định số 47/2014: "Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho ngươi có quyền sử dụng đất"

Câu 18: Các trường hợp không chấp hành quyết định thu hồi đất, bàn giao mặt bằng sẽ xử lý ra sao?

1. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật này.

Căn cứ Điều 70,71 Luật đất đai 2013 được quy định như sau:

2. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;

b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

c) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;

d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.

Câu 19: Hộ dân đề nghị cập nhật biến động, cấp đổi GCN sau khi thực hiện việc thu hồi một phần đất bị ảnh hưởng tại GCN đã được cấp?

Trả lời:

Thực hiện theo quy định tại Điều 95 Luật đất đai 2013:

2. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.

3. Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;

b) Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;

c) Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;

d) Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.

4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;

c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;

d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;

đ) Chuyển mục đích sử dụng đất;

e) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

g) Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;

i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;

k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;

l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;

m) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.

5. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký được ghi vào Sổ địa chính, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.

6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.

Trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ.

7. Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính.

Câu 20: Hỗ trợ cấp phép xây dựng cho người dân di dời, sửa chữa vật kiến trúc bị ảnh hưởng bởi dự án để người dân đảm bảo an sinh, phát triển kinh tế gia đình?

Trả lời:

UBND huyện sẽ chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn, phối hợp các hộ gia đình hoàn thiện các thủ tục hành chính với thời nhanh nhất đối với các thửa đất đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.

Câu 21: Sau khi hoàn thiện đường vành đai 4, việc lưu thông của người dân sẽ thuận lợi như thế nào?

Trả lời:

Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 với quy mô chiều dài 112,8km đi qua địa bàn của 3 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh; Đường Vành đai 4 là tuyến đường liên vùng phục vụ kết nối giao thông giữa Hà Nội với các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô, Điểm đầu của dự án nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Người dân khi có nhu cầu di chuyển tới các tỉnh không phải di chuyển qua các khu vực nội đô, giảm thời gian di chuyển và giảm ách tắc giao thông nội đô.

Top